Mặt nạ giấy là giải pháp chăm sóc da được rất nhiều tín đồ skincare tin dùng với khả năng đạt được hiệu quả tức thì, làm dịu da, cấp ẩm, dưỡng trắng, chống lão hóa,... Tuy nhiên, nếu không biết cách đắp mặt nạ giấy đúng cách có thể gây ra tình trạng kích ứng cho da như sưng tấy, nhiễm khuẩn, bí da, nổi mụn,...
Vậy làm thế nào để giúp bạn đắp mặt nạ giấy an toàn mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho da? Trong bài viết dưới đây GenZ Làm Đẹp sẽ hướng dẫn thực hiện quy trình đúng chuẩn trước, trong và sau khi skincare bằng mặt nạ giấy. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Mặt nạ giấy còn được gọi là Sheet Mask, được coi là giải pháp tối ưu và tức thì của nhiều chị em phụ nữ.
Về nguyên liệu, mặt nạ giấy được làm bằng:
Tinh chất trong mặt nạ thường là các dung dịch dưỡng da, cấp ẩm như Hyaluronic Acid, Glycerin, Aloe Barbadensis,... hoặc chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên. Tinh chất của mặt nạ giấy có thể ở dạng gel hoặc dạng lỏng.
Về hình dáng, mặt nạ sẽ ôm theo khuôn mặt, do đó khi đắp sẽ tạo cảm giác vừa khít.
Sử dụng mặt nạ giấy là giải pháp đơn giản, nhanh gọn và đạt được hiệu quả tức thì nên được nhiều tín đồ skincare ưa dùng. Công cụ làm đẹp này nhỏ gọn, dễ bảo quản nên dễ dàng mang theo mọi lúc mọi nơi.
Nhìn chung, mặt nạ giấy mang lại rất nhiều lợi ích cho da, tùy theo thành phần khác nhau của từng loại:
Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời, mặt nạ giấy vẫn còn một số nhược điểm nhất định như:
Mặt nạ giấy có vô số công dụng chuyên sâu khác nhau, tùy vào vấn đề của làn da mà bạn cần lựa chọn thành phần phù hợp. Tốt nhất bạn nên lựa chọn các loại mặt nạ có thành phần thiên nhiên để hạn chế tối đa các kích ứng.
Một số gợi ý bạn có thể tham khảo để lựa chọn phù hợp cho làn da của bản thân:
Đối với loại da này, bạn nên lựa chọn mặt nạ giấy có chứa thành phần dưỡng ẩm như Hyaluronic Acid, Glycerin, Butylene Glycol,... hay có sự bổ sung từ chiết xuất tự nhiên như dưa leo, nha đam, bơ hạt mỡ, hoa hồng,... để loại bỏ tình trạng khô ráp, bong tróc trên da.
Xem thêm: Gợi ý top 9 loại mặt nạ cấp ẩm cho da khô hiệu quả và an toàn, được các chuyên gia da liễu khuyên dùng.
Đối với mặt nạ giấy cho da dầu, bạn nên chọn những thành phần có khả năng kiềm dầu và thu nhỏ lỗ chân lông hiệu quả.
Ví dụ: Sữa chua là hoạt chất kiểm soát dầu nhờn, giúp thu nhỏ lỗ chân lông và là chất tẩy tế bào chết tự nhiên.
Than tre cũng là thành phần tự nhiên giúp loại bỏ độc tố, dầu thừa, hạn chế được tình trạng da bị tắc nghẽn gây mụn.
Ngoài ra, các chiết xuất từ bột yến mạch, dưa leo, cà chua,... cũng có khả năng dưỡng ẩm dịu nhẹ, cân bằng độ pH và giúp kiềm dầu hiệu quả cho da.
Nếu có gặp thêm các vấn đề về mụn, bạn có thể lựa chọn thêm sản phẩm có thành phần chiết xuất từ tràm trà, rau má,... có các hoạt chất hỗ trợ kháng khuẩn, trị mụn,....
Xem thêm: Gợi ý các loại mặt nạ giấy cho da dầu giúp kiểm soát dầu nhờn, làm thông thoáng lỗ chân lông, không gây bí da và hỗ trợ giảm mụn.
Mặt nạ có lớp dưỡng dạng gel, có chứa thành phần dưỡng ẩm hay thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, lành tính. Ngoài ra, cần chú ý không chọn sản phẩm có chứa cồn, hương liệu, chất bảo quản, dầu khoáng,...
Da hỗn hợp là loại da có cả đặc tính của da khô và da dầu, nên khi lựa chọn mặt nạ giấy, bạn cần đảm bảo sự cân bằng giữa các thành phần.
Thành phần dưỡng ẩm tự nhiên như tảo biển có khả năng giúp da ngậm nước mà còn hỗ trợ thải độc tố cho da.
Bên cạnh đó, tùy vào các vấn đề hiện tại của da mà bạn có thể bổ sung thêm một số loại có công dụng đặc trưng riêng để giải quyết các vấn đề đó.
Trước khi đắp mặt nạ giấy nên làm gì? Bạn cần phải lưu ý trước khi đắp mặt nạ giấy, làn da luôn phải trong “tư thế” sẵn sàng. Điều đó có nghĩa là da đã được làm sạch sâu. Những bước này là “nền tảng” bắt buộc phải có để phát huy tối đa công dụng của mặt nạ giấy trên da.
Đây là bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của việc dưỡng da. Một làn da sạch sẽ thì mới hấp thụ được dưỡng chất ở các bước skincare tiếp theo.
Bạn cần sử dụng sản phẩm tẩy trang để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa, lớp trang điểm trên da, để lỗ chân lông được thông thoáng hơn.
Sau đó, sử dụng sữa rửa mặt để làm sạch một lần nữa các cặn bẩn còn tồn đọng mà nước tẩy trang không lấy đi hết.
Làm sạch da với nước tẩy trang và sữa rửa mặt là bước skincare thực hiện hàng ngày, còn tẩy tế bào chỉ cần thực hiện 2 - 3 lần/tuần tùy vào loại da. Song nhiều người lại bỏ qua bước quan trọng này.
Tẩy tế bào chết sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các tế bào da chết mà sữa rửa mặt hay nước tẩy trang thường không làm được. Những tế bào chết này sẽ ngăn cản việc thẩm thấu các dưỡng chất của da. Hơn nữa, tẩy da chết hàng tuần cũng làm cho lỗ chân lông thông thoáng hơn để tinh chất từ mặt nạ hấp thu nhanh chóng vào da.
Sau khi làm sạch, da thường sẽ bị mất cân bằng độ pH. Một số loại mỹ phẩm skincare có thể khiến da khô căng, do vật bạn cần sử dụng toner để cân bằng tình trạng đó.
Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng toner đúng chuẩn, đảm bảo duy trì độ pH và giữ da luôn ở trạng thái cân bằng.
Ngoài ra, bạn có thể xông da bằng nước ấm hoặc sử dụng máy xông với các loại tinh dầu như tía tô, trà xanh,... để làm sạch da, giúp lỗ chân lông được thông thoáng và nở rộng để hấp thu dưỡng chất tốt hơn khi đắp mặt nạ.
Một số mặt nạ có dưỡng chất khá đậm đặc, gây cảm giác nhờn dính sau khi đắp xong. Vì vậy, bạn có thể dùng nước mát để rửa đi các dưỡng chất còn thừa trên da. Bạn không nên dùng sữa rửa mặt ở bước này.
Sau khi đắp mặt nạ xong, bạn tiếp tục thực hiện các quy trình skincare hàng ngày, có thể thoa thêm kem dưỡng, serum hay tinh chất đặc trị.
Quy trình dưỡng da sau khi đắp mặt nạ giấy như sau:
Ngoại trừ một số mặt nạ chuyên biệt như mặt nạ ngủ, thì còn loại mặt nạ còn lại bạn không được đắp qua đêm. Nếu để mặt nạ trên da quá lâu không những không mang lại lợi ích gì mà còn khiến mặt nạ hút ngược độ ẩm từ da.
Mặt nạ giấy có chứa nhiều thành phần dưỡng chất khác nhau nhưng có ít sản phẩm nào có kèm khả năng chống nắng.
Do đó, bạn cần dùng thêm kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên khi đi ra ngoài hay thậm chí ở trong nhà vào ban ngày để tăng cường khả năng bảo vệ làn da hiệu quả nhất.
Mặt nạ là sản phẩm chăm sóc da rất tốt, tuy nhiên, không vì vậy mà bạn lạm dụng chúng quá mức. Điều này sẽ gây phản tác dụng, có thể khiến da bị bào mòn. Do đó, cách đắp mặt nạ giấy đúng cách và hiệu quả là chỉ nên sử dụng khoảng 2 - 3 lần mỗi tuần.
Mỗi lần đắp mặt nạ chỉ nên kéo dài 10 - 20 phút, không để thời gian lâu hơn và tuyệt đối không đắp qua đêm trừ các loại mặt nạ chuyên biệt cho việc này.
Thời điểm đắp mặt nạ tốt là khi làn da đã được làm sạch cẩn thận, có độ pH cân bằng. Tùy thuộc vào nhu cầu của làn da và hướng dẫn trên bao bì sản phẩm bạn có thể lựa chọn thời điểm đắp mặt nạ phù hợp.
Với một số loại mặt nạ giấy, bạn có thể rửa mặt lại bằng nước mát. Vì nếu có quá nhiều dưỡng chất trên da, cùng với việc skincare bổ sung hàng loạt các dưỡng chất ở bước sau sẽ rất dễ khiến làn da bị “bội thực”. Điều này có nghĩa là da không hấp thu được thêm dưỡng chất, hoặc có thể gây ra bí da gây mụn.
Ngoài rửa mặt bằng nước mát, bạn có thể dùng bông tẩy trang thấm nhẹ để lấy đi lớp dưỡng chất còn lại trên da.
Như đã đề cập trong quy trình cách đắp mặt nạ đúng chuẩn ở trên, GenZ Làm Đẹp đã nói rõ, sau khi thực hiện các bước làm sạch da bao gồm tẩy trang, sử dụng sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết (1 - 2 lần/tuần) và thực hiện bước cân bằng da thì mới sử dụng mặt nạ giấy.
Lời kết
Đắp mặt nạ là cách dưỡng da nhanh gọn, tiện lợi và hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải chú ý đến các bước chăm sóc da trước và sau khi đắp để không lãng phí công dụng của mặt nạ và tránh gây tổn thương đến da.
Hy vọng với hướng dẫn cách đắp mặt nạ giấy đúng cách mà GenZ Làm Đẹp đã chia sẻ ở trên có thể giúp các bạn thực hiện việc skincare hiệu quả hơn, nhanh chóng lấy lại làn da trắng sáng, rạng ngời.